Rối loạn tiền đình là gì?

Chủ nhật - 21/08/2022 09:44
Hệ thống tiền đình nằm ở phía sau ốc tai, đóng vai trò quan trọng trong duy trì tư thế thăng bằng, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.
Ảnh1
Ảnh1
Dây thần kinh số 8 là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc để giữ thăng bằng cho cơ thể.
Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch làm cho cơ thể mất khả năng kiểm soát thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn…
Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn mạch máu nuôi não hoặc thiếu máu cũng khiến cho hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm hoặc sai lệch từ não bộ, gây hội chứng rối loạn tiền đình.
Đối tượng nguy cơ
Những đối tượng nào có nguy cơ bị rối loạn tiền đình?
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi càng tăng nguy cơ bị các bệnh lý gây chóng mặt, choáng váng, đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng (dễ ngã, đi không vững...).
Theo kết quả của một nghiên cứu dịch tễ lớn, ước tính có khoảng 35% người lớn từ 40 tuổi trở lên (69 triệu người) mắc phải tình trạng rối loạn tiền đình.
  • Tiền sử bị chóng mặt. Nếu bạn đã từng bị chóng mặt trước đây thì bạn có nguy cơ cao bị chóng mặt trong tương lai, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Môi trường sống và làm việc: quá ồn, thời tiết khó chịu khi chuyển mùa...
Một thực tế cho thấy rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc trong môi trường văn phòng như dân công sở, học sinh sinh viên...Nguyên nhân do đây là những đối tượng thường ngồi nhiều, ít vận động làm tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền dẫn đến rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu nuôi vùng não bộ và bị rối loạn tiền đình.
  • Những người thường xuyên bị căng thẳng về đầu óc, stress cho dù ở mọi lứa tuổi, giới tính cũng là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao.
Nguyên nhân
Rối loạn tiền đình do nguyên nhân gì?
Bệnh do nhiều nguyên nhân:
  • Viêm tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai...
  • Chấn thương đầu
  • Rối loạn tuần hoàn máu như tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống ảnh hưởng đến tai trong hoặc não
  • Bệnh rối loạn tiền đình cũng có thể do các yếu tố di truyền và môi trường sống (ô nhiễm tiếng ồn, stress...)
Theo nghiên cứu cho biết, vấn đề giữ thăng bằng và chóng mặt có thể do việc sử dụng thuốc điều trị đau mạn tính chứ không phải ung thư hoặc các rối loạn thần kinh khác gây ra.
Triệu chứng
Những dấu hiệu rối loạn tiền đình là gì?
Khi hệ thống tiền đình bị tổn thương do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương, rối loạn chức năng tiền đình có thể xảy ra và thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm:
  • Chóng mặt, quay cuồng, choáng váng
  • Không thể bước đi, dễ ngã do mất cân bằng và mất định hướng không gian
  • Rối loạn thị giác như nhìn mờ, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng...
  • Rối loạn thính giác như ù tai
  • Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi như lo lắng quá mức, khó tập trung, giảm khả năng chú ý...
Tuỳ cá nhân mỗi người mà loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ khác nhau. Một số trường hợp càng lớn tuổi thì triệu chứng về thăng bằng càng nặng.
Một số người bị rối loạn tiền đình có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh đến cuộc sống hằng ngày cũng như trong học tập, lao động do có dấu hiệu giảm khả năng tập trung, giảm chú ý, lo lắng quá mức. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện những hoạt động đơn giản thường xuyên hằng ngày như ăn uống, sinh hoạt hoặc thậm chí là ra khỏi giường vào buổi sáng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay477
  • Tháng hiện tại13,302
  • Tổng lượt truy cập2,902,245
Thăm dò ý kiến

Theo bạn đại gia đình họ tăng nên hoạt động thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây