Một số kiến thức cần biết trước khi viết bài văn cúng

Chủ nhật - 21/04/2019 09:44
Trước khi viết một bài văn cúng cần nắm một số kiến thức sau đây
Một số kiến thức cần biết trước khi viết bài văn cúng
Niên nguyêt, nhật là gì?
Niên là năm – nguyệt là tháng – nhật là ngày.
1. Năm tính theo niên hiệu quốc; tức là tính từ năm 1945 là năm khai sinh nước “ Việt nam dân chủ cộng hòa” từ năm 1945 đén năm 2013 là 68 năm cho nên trong nghi lễ; ta đọc theo âm hán “ đẹ lục thập bát niên”
Năm tính theo lịch âm dương hay lịch can chi thì năm 2013 là năm quý tỵ cho nên ta đọc “ tuế thứ quý tỵ niên” còn các năm tiếp theo tương tự.
2014: Tuế thứ giáp ngọ niên
2015: Tuế thứ ất mùi niên
2016: Tuế thứ bính thân niên
2017: Tuế thứ đinh dậu niên
2018: Tuế thứ mậu tuất
2019: Tuế thứ kỷ hợi
2020: Tuế thứ canh tý
2021: Tuế thứ tân sửu
2. Nguyệt là tháng
Một năm có 12 tháng, nếu năm nhuần thì có 13 tháng. Nhưng tong lễ nghi thì tháng nhuần thì cũng đọc theo tháng trước nó ví dụ như năm 2009 nhuần 2 tháng 5 nên khi làm lễ ta đọc “ ngũ nguyệt dư”
Các tháng còn lại ta đọc thứ tự như sau:
Tháng Đọc
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
“ Chính nguyệt sóc” hoặc “sơ nguyệt”
Nhị nguyệt
Tam  nguyệt
Tứ nguyệt
Ngũ nguyệt
Lục nguyệt
Thất nguyệt
Bát nguyệt
Cửu nguyệt
Thập nguyệt
Thập nhất nguyệt
Thập nhị nguyệt
 
Do can chi kết hợp có 10 thiên can, nhưng địa chi có 12 cho nên tháng giêng luôn là tháng dần, không thay đổi.
3. Nhật là ngày
Ngày Đọc Ngày Đọc Ngày Đọc
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nhất nhật
Nhị nhật
Tam nhật
Tứ nhật
Ngũ nhật
Lục nhật
Thất nhật
Bát nhật
Cửu nhật
Thập nhật
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Thập nhất nhật
Thập nhị nhật
Thập tam nhật
Thập tứ nhật
Thập ngũ nhật
Thập lục nhật
Thập thất nhật
Thập bát nhật
Thập cửu nhật
Nhị thập nhật
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Nhị thập nhất nhật
Nhị thập nhị nhật
Nhị thập tam nhật
Nhị thập tứ nhật
Nhị thập ngũ nhật
Nhị thập lục nhật
Nhị thập thất nhật
Nhị thập bát nhật
Nhị thập cửu nhật
Tam thập nhật
QUÊ QUÁN CỦA CHỦ TẾ
Do nhu cầu công tác hoặc do nhu cầu cuộc sống mính phải xa quê li tổ, phải rước tổ tiên, ông bà cha mẹ đến nơi ở mới để thờ phụng hoặc như mình đang ơt nhà cũng vậy những ngày dỗ lễ phải xung danh quê quán.
TAM PHỤ LÀ 3 CHA
Thân phụ: chính là cha sinh ra mình
Kế phụ: Cha chết mẹ lấy chồng, mình còn thơ ấu phải theo mẹ, vậy chồng mới của mẹ là kế phụ nuôi mình.
Dưỡng phụ: là mình làm con nuôi của ông ấy
BÁT MẪU LÀ TÁM MẸ
Chính thất: là vợ cả của bố mình
Kế thất: vợ cả chết bố phải lấy vợ khác
Thứ thất: tuy nhiên còn vợ cả bố lấy vợ 2 nữa
Dưỡng mẫu: là mình làm con nuôi bà ấy
Giá mẫu: bố chết mẹ tái giá lấy chồng khác
Xuất mẫu: Tuy mẹ đẻ ra mình, nhưng bị bố rầy bỏ mẹ phải đi lấy chồng khác
Từ mẫu: mẹ chết bố sai người vợ lẽ nuôi mình
Nhũ mẫu: không phải vợ của bố, là bà vú cho mình bú mớm từ thuở bé.
Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, trong thế gian không nhiều thì ít cũng có người phải rơi vào hoàn cảnh cha mẹ như vậy. Cho nên cần phải phân biệt rõ ràng để những ngày dỗ lễ mà thỉnh mời và xưng hô cho đúngvới ngôi thứ. Mình nhầm lẫn là mình bất hiếu.
TÊN GỌI CÁC LỄ VẬT
Phù: Trầu
Tửu: Rượu
Thanh thủy, thanh chước: nước sạch
Nhang: là hương
Đăng: đèn
Quả phẩm: các loại quả và bánh kẹo
Thứ phẩm: mâm cỗ thịnh soạn
Tư kê: cỗ xôi con gà
Trư nhục: thịt lợn mua ở chợ
Sinh tư: có sát sinh mổ lợn để cúng tế
Thứ tu: chỉ có cơm, xôi, cá và thịt
Tư trai: xôi cháo chè
Trai nghi: lễ vật tinh khiết
Do vậy trước khi làm lễ phải kiểm soát lễ vật xem cỗ bàn bày biện những món gì? Thực hư ra sao để thỉnh mời gia tiên cho đúng sự thực biểu hiện sự thành tâm và kính cẩn.

LỄ VẬT THÔNG THƯỜNG
Lễ vật là những vật phẩm thông thường được bày biện trong các ngày dỗ lễ theo phong tục cổ truyền.
Cổ nhân thường nói “lễ tuy bất túc, tâm hữu dư” thông thường có 3 loại cỗ: cỗ chay, cỗ chàm và cỗ chén
+ Cỗ chay: chỉ có trầu rượu, nước, hương đèn và hoa quả
+ Cỗ chàm: ngoài các vật phẩm như trên còn có thêm cơm, xôi, đĩa cá, đĩa thịt, rau xào… gọi là mâm cỗ đơn ít món.
+ Cỗ chén: mâm cỗ thịnh soạn có nhiều món
Vậy 3 loại cỗ như trên ta thỉnh mời gia tiên như thế nào?
- Thượng thực hạ hư có nghĩa là trên bàn thờ cỗ bàn bày la liệt, vật phẩm đa dạng đủ màu sắc ( gọi là cỗ chén) nhưng khi cúng lại nói nôm na dăm câu ba lời, như thế là bất thực, bất trung, bất hiếu.
- Thượng hư hạ thực có nghĩa là: Cỗ bàn bày biện đơn sơ nhưng khi cúng lại nói thao thao bất tuyệt như thế là bất trung, bất nghĩa, mà còn phạm tôi bất trí nữa.
Chú ý: Cúng dỗ ai thì mời người đó trước, sau đó mời gia tiên theo tằng thứ xong mời linh thần phụ vị và gia thần cuối cùng mời bá thúc huynh đệ cô di tị muội và tảo sinh tảo lạc ( gọi là cấp hạ đường) như thế là đủ.
TUYÊN CÁO CÁC LOẠI CỖ NHƯ THẾ NÀO?
1. CỖ CHAY
Cẩn phụng bàn soạn: phù tửu thanh chước nhang đăng, quả phẩm, trai nghi, chi nghi chi tiến. cảm kính cáo vu.
2. CỖ CHÀM
Cẩn phụng bàn soạn: phù tửu thanh chước nhang đăng, quả phẩm, trai nghi, thứ tu, chi nghi chi tiến. cảm kính cáo vu.
3. CỖ CHÉN
Cẩn phụng bàn soạn: phù tửu thanh chước nhang đăng, quả phẩm, trai nghi, thứ phẩm, chi nghi chi tiến. cảm kính cáo vu.
Cũng có trường hợp trên bàn thờ cỗ bày biện la liệt, vật phẩm đa dạng, có cỗ chén, có xôi gà, có cỗ xôi thịt lợn. Trường hợp này ta phải thực tâm mà tuyên cáo cho hết lễ vật.
Cẩn phụng bàn soạn: phù tửu thanh chước nhang đăng, quả phẩm, trai nghi, tư kê, trư nhục, thứ phẩm, chi nghi chi tiến. cảm kính cáo vu.
Hoặc thông thường ta cúng táo quân hoặc cúng tết đoan ngọ vật phẩm thường có xôi + chè mật những lễ vật này cũng là cỗ chay.
Cẩn phụng bàn soạn: phù tửu thanh chước nhang đăng, quả phẩm, trai nghi, tư trai, chi nghi chi tiến. cảm kính cáo vu.
CHÚ DẪN:
Ngũ đại mai thần chủ, lục thế tổ phân chi do vậy ở gia đình chỉ cúng dỗ từ ông bà tằng tổ trở xuống mà thôi ( chắt cúng cố).
Cúng tết, cúng lễ thượng nguyên, trung nguyên hoặc cúng dỗ hợp kỵ phải mời tổ tiên trước sau đó mời đích danh từ ông bà tằng tổ trở xuống.
Cúng dỗ ai thì mời người ấy trước sau đó mời gia tiên, tiên tổ mời chung, tằng tổ trở xuống thì mời đích danh sau đó mời linh thần phụ vị và gia thần.
Trong vòng tang thì lễ nào cũng phải cúng bên gia tiên. Đầu tiên là lễ yên vị sau khi chôn cất xong về nhà phải làm lễ cáo với gia tiên trước xong mới sang làm lễ yên vị bên bàn thờ tang. Còn các lễ tiếp theo sau này thì lễ bàn thờ tang trước rồi cáo với gia tiên sau.
Cúng gia tiên thì mệnh danh theo tằng thứ, cúng các thần thì mệnh danh là tín chủ. Cúng ông bà, cha mẹ thì “cung thừa-hiệp dự”. Nếu có chú thì phải đọc thêm là hiệp dự chư thúc mệnh.
TRƯỜNG HỢP THỪA KẾ TỰ
Ví như ông bà bác là anh của bố mình hoặc chú là em của bố mình, không có con trai nối dõi tông đường, mình phải chịu trách nhiệm thờ phụng thì xưng hô như sau:
Cúng bác: Mệnh danh mình là nam tử thừa kế tự……. lúc thỉnh mời thì theo tằng thứ là hiển khảo vì bày vai với bố mình.
Thỉnh bác ông: hiển khảo bá phụ
Thỉnh bác bà: hiển tỷ bá mẫu
Thỉnh chú: hiển khảo thúc phụ
Thỉnh thím: hiển tỷ thúc mẫu
Trường hợp anh trai, em trai, chị gái, em gái của mình đã thành niên hoặc chưa thành niên ( trai chưa vợ, gái chưa chồng mà bị chết) ông bà, cha mẹ giao cho mình thờ phụng.
Cúng anh: mệnh danh mình là đường đệ…… Thỉnh theo thú tự là họ…….. mạnh huynh, hay nhị huynh, hay tam huynh,…..(tên gì) chi linh.
Anh cúng em thì mệnh danh và thế thứ ngược lại.
Em cúng chị: mệnh danh mình là đường đệ……. Thỉnh là đường cô…(họ) thị đệ nhất nương hay nhị nương hay tam nương. Từ ….. chi linh
Anh cúng em gái thì mệnh danh và thế thứ ngược lại.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay187
  • Tháng hiện tại6,727
  • Tổng lượt truy cập2,866,536
Thăm dò ý kiến

Theo bạn đại gia đình họ tăng nên hoạt động thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây