SEE XE CÔNG NGHỆ
ĐĂNG KÝ TẢI APP SEE NGAY VỀ ĐIỆN THOẠI ĐỂ CÓ CƠ HỘI GIA TĂNG THU NHẬP CHO BẠN VÀ GIA ĐÌNH. HÃY CÙNG TẬN HƯỞNG NHỮNG TIỆN ÍCH ĐẾN TỪ SEE NHÉ
Cách thực hiện: Bạn dùng điện thoại sau đó vào ứng dụng CHPLAY và tải ứng dụng App See Xe  công nghệ 

Sau khi cài đặt xong bạn tiến hành đăng ký và nhập mã giới thiệu: 41904ue8113b
linh đăng ký bằng điện thoại:  https://seeshop.page.link/gCjq
hoặc lên CHPLay tải APP SEE  sau đó đăng ký và nhập mã:: 
41904ue8113b
Bạn cũng có thể dùng điện thợi và quét mã QR theo ảnh sau
Quét QR


 
 

Các chi họ Tăng ở xã Hồng Sơn – Đô Lương – Nghệ an

Thứ sáu - 07/02/2020 10:53
Họ Tăng là một họ lớn. Thủy tổ là Tăng Nhuận Tử nguyên người bắc quốc, ở quận Thiên Thủy, tháng 5 năm 1407 theo tướng Liễu Thăng sang nước An Nam để truy đuổi tàn quân nhà Hồ. Sau khi cha con Hồ Quý Ly bị bắt ở cửa biển Kỳ La Hà Tĩnh, đơn vị của ông Tăng Nhuận Tử đóng quân tại phủ Diễn Châu; Tăng Nhuận Tử lấy vợ tại thôn Đông Hạnh, xã Đào Kiếm (sau đổi là Đài Hoa), tổng Cao Xá (nay là xã Diễn Quảng).
Các chi họ Tăng ở xã Hồng Sơn – Đô Lương – Nghệ an
 Năm 1427, quân nhà Minh bị nghĩa quân Lê Lợi vây ráp ở thành Đông Quan (Thăng Long), Liễu Thăng lại được phái đi cứu viện, Liễu Thăng bị nghĩa quân Lê Lợi đánh bại và bị chém đầu ở núi Mã Yên (tỉnh Lãng Sơn), quân nhà Minh thua to phải rút về nước. Tăng Nhuận Tử ở lại quê vợ lập nghiệp, sinh con và phát triển đến ngày nay.
Thành Thái năm thứ 15 tháng 8 ngày rằm (1903), cháu là tú tài Tăng Tuấn Du, phụng chỉ ghi lại gia phả.
Dưới thời phong kiến, do điều kiện lịch sử đất nước binh đao loạn lạc, họ Tăng cũng như bao dòng họ khác trên đất Việt li tán mỗi người một phương. Mãi đến năm 1992 lần theo trang gia phả của tổ tiên để lại, đối chiếu sử sách quốc gia, các bậc túc nho mới xác định được họ Tăng ở Hà Nội, Họ Tăng ở Yên Sơn (Đô Lương), Họ Tăng ở Quảng Xương Thanh Hóa, họ Tăng ở Yên Thành, họ Tăng ở Diễn Hạnh, họ Tăng ở Đông Trai Diễn Kỷ, họ Tăng ở Diễn Cát và họ Tăng ở Diễn Quảng là anh em ruột thịt một nhà.

Theo gia phả họ Tăng ở xã Yên Sơn, huyện Đô Lương: Đến đời thứ 12, ông Tăng Thế Thực (sinh năm 1656) di cư lên giáp Nghiêm Thắng, xã Đô Lương, tổng Đô Lương, huyện Nam Đường (nay thuộc xã Yên Sơn huyện Đô Lương), lấy vợ sinh con cháu và lập nghiệp tại giáp Nghiêm Thắng; bà vợ là Nguyễn Thị Bính; sinh được 3 người con trai Tăng Thế Thanh, Tăng Thế Điều, Tăng Thế Thụ.
Ông Tăng Thế Thụ di cư lên thôn Tiên Nông, xã Tiên Nông (nay là xóm 8, xã Hồng Sơn) sinh cơ lập nghệp. Căn cứ vào năm sinh của ông Thực, có thể dự đoán ông Thụ di cư lên xã Tiên Nông vào khoảng năm 1700.
Về sau, vào khoảng năm 1890, ông Tăng Thế Oánh con trai thứ hai của ông Tăng Thế Diêu là hậu duệ ông Tăng Thế Thanh (anh ruột ông Tăng Thế Thụ) di cư lên thôn Tiên Nông, xã Tiên Nông (nay là xóm 1, xã Hồng Sơn).


a. Thế thứ họ Tăng chi nhánh ông Tăng Thế Thụ ở xã Hồng Sơn:

- Đời thứ nhất: Ông Thụ sinh được 9 trai, 1 gái; con trai là: Tăng Thế Đổng, Tăng Thế Trực, Tăng Thế Thung, Tăng Thế Thiền, Tăng Thế Diệp, Tăng Thế Châu, Tăng Thế Lĩnh, Tăng Thế Điệt, Tăng Thế Gia; sáu người con đầu đều bị chết sớm, chỉ còn 3 anh em.

- Đời thứ hai:
Ông  Lĩnh sinh được 2 trai, 7 gái; con trai là: Tăng Thế Mỹ (chết sớm), Tăng Thế Doãn.
Ông Điệt sinh được 2 người con gái.
Ông Gia có 2 bà vợ, vợ cả sinh được 7 trai, 1 gái; con trai là Tăng Thế Trương, Tăng Thế Viên, Tăng Thế Hội, Tăng Thế Trực, Tăng Thế Phờn, Tăng Thế Diệp, Tăng Thế Tuân; những người này đều vô hậu. Vợ cả chết, ông lấy người vợ thứ sinh được 1 trai là Tăng Thế Sinh.
Theo tư liệu của ông Tăng Văn Tâm ghi thì ông Tăng Thế Tuân là tổ của họ Tăng ở xóm 2. Chúng tôi xin phép ghi theo tư liệu của ông Tâm để mọi người cùng tìm hiểu tiếp.

Họ Tăng xóm 8
  
- Đời thứ ba:
Ông Doãn có vợ nhưng không sinh con.
Ông Sinh sinh được 4 trai, 2 gái và dưỡng tử 1 người con trai; con trai là: Tăng Thế Đỏ (chết khi còn nhỏ), Tăng Thế Hệ, Tăng Thế Diệm, Tăng Thế Luân (dưỡng tử). Ông Hệ ở lại vùng đất mà cha ông đã khai phá, còn 2 người em là ông Diệm và ông Luân xuống khai phá vùng đất giữa thôn Tiên Nông (nay là xóm 4 xã Hồng Sơn); đó là vào khoảng năm 1775, sinh cơ lập nghiệp cho đến ngày nay.
Ông Tuân xuống khai phá vùng đất giữa thôn Tiên Nông (nay là xóm 2 xã Hồng Sơn); ông có 2 bà vợ sinh được 2 trai, 1 gái; con trai là Tăng Thế Quỵnh, Tăng Thế Bờng.

- Đời thứ tư:
Ông Hệ có 2 bà vợ, vợ cả sinh được 3trai, 1 gái; con trai là: Tăng Thế Khoát, Tăng Thế Cát (chết sớm), Tăng Thế Trịnh (chết sớm). Vợ chết, ông lấy vợ thứ sinh được 5 người con trai là: Tăng Thế Biểu, Tăng Thế Thanh, Tăng Thế Tiêu, Tăng Thế Tình, Tăng Thế Vĩnh.
Ông Thuần sinh được 1 trai, 1 gái; con trai là Tăng Thế Toàn (vô hậu).

- Đời thứ năm:
Ông Khoát có 2 bà vợ, vợ cả sinh được 1 trai là Tăng Văn Thành. Vợ chết ông lấy vợ thứ sinh được 4 trai, 1 gái; con trai là là: Tăng Văn Vượng, Tăng Văn Huyên, Tăng Văn Hòa, Tăng Văn Thiện.
Ông Biểu sinh được 2 trai là: Tăng Văn Trí, Tăng Văn Lự (vô hậu).

- Đời thứ sáu:
Ông Thành sinh được 3 gái, vợ chết ông lấy vợ thứ nhưng không sinh con.
Ông Vượng có 2 bà vợ, vợ cả sinh được 2 người con trai là: Tăng Văn Chế , Tăng Văn Độ. Vợ chết ông lấy vợ thứ sinh được 1 trai là Tăng Văn Quy (chết khi 3 tuổi).
Ông Huyên có 4 bà vợ, vợ cả sinh được 3 gái, 1 trai là Tăng Văn Đào (chết khi 3 tuổi). Vợ chết ông lấy vợ thứ sinh được sinh được 1 con trai là Tăng Văn Long. Vợ thứ mất ông lấy vợ ba sinh được sinh 1 lần, bà chết rồi con cũng chết. Vợ thứ tư sinh được 1 gái, 2 trai; con trai là: Tăng Văn Huy, Tăng Văn Bình.
Ông Hòa sinh được 3 trai, 2 gái; con trai là: Tăng Văn Mận, Tăng Văn Yêng, Tăng Văn Hùng.
Ông Thiện sinh được 2 gái, 2 trai; con trai là: Tăng Văn Quế, Tăng Văn Thế.

- Đời thứ bảy:
Ông Chế sinh được 6 gái, 3 trai; con trai là: Tăng Văn Sâm, Tăng Văn Đỏ (chết khi còn nhỏ), Tăng Văn Ngọc (l/sĩ).
Ông Độ sinh được 2 gái, 3 trai; con trai là: Tăng Văn Thận, Tăng Văn Vinh, Tăng Văn Quang.
          Ông Long, vợ sinh 1 lần không nuôi được; dưỡng tử 1 trai, 1 gái; trai là Tăng Văn Hà.

Ông Huy sinh được 3 gái, 4 trai; con trai là: Tăng Văn Dương, Tăng Văn Lương, Tăng Văn Tâm, Tăng Văn Mùi.
Ông Bình có 2 bà vợ; vợ cả sinh 2 lần 3 người con không nuôi được, sinh tiếp 1 trai, 1 gái; trai là Tăng Văn Minh. Ông bà ly dị, ông lấy vợ thứ sinh được 2 trai là: Tăng Văn Đoài, Tăng Văn Chương.
Ông Mận sinh được 4 gái, 1 trai; con trai là Tăng Văn Việt và dưỡng tử Tăng Văn Lý.
Ông Yêng (Quảng) có 2 bà vợ, vợ cả sinh được 2 gái đều chết lúc còn nhỏ. Vợ chết ông lấy vợ thứ sinh được 4 gái, 4 trai; con trai là Tăng Văn Thời, Tăng Văn Đại, Tăng Văn Bình, Tăng Văn Tuấn.
Ông Hùng (Trọng) có 4 bà vợ, 3 vợ trước sinh mỗi người 1 con nhưng đều chết. Ông lấy vợ thứ tư sinh được 2 người con trai là Tăng Văn Duẩn, Tăng Văn Định.
Ông Quế sinh được 4 trai, 3 gái; con trai là: Tăng Văn Thìn (l/sĩ), Tăng Văn Vỹ, Tăng Văn Minh (chết lúc còn nhỏ), Tăng Văn ... (không rõ tên, chết lúc còn nhỏ).
Ông Thế có 2 bà vợ; vợ cả sinh được 2 người con trai là Tăng Văn Thung (l/sĩ), Tăng Văn Dung. Vợ chết ông lấy vợ hai sinh được 4 trai là: Tăng Văn Quý, Tăng Văn Toàn, Tăng Văn Trung, Tăng Văn Thành.
- Đời thứ tám:
Ông Sâm sinh được 5 gái, 4 trai; con trai là: Tăng Văn Thành, Tăng Văn Tùng, Tăng Văn Bá, Tăng Văn Nhàn.
Ông Thận sinh được 4 gái, 3 trai; con trai là: Tăng Văn Sơn, Tăng Văn Hà, Tăng Văn Lẫm.
Ông Vinh sinh được 2 trai, 1 gái; con trai là: Tăng Văn Châu, Tăng Văn Chương.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay492
  • Tháng hiện tại10,333
  • Tổng lượt truy cập2,784,167
Thăm dò ý kiến

Theo bạn đại gia đình họ tăng nên hoạt động thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây